My Homepage

Giai phap cho doanh nghiep tiep can von

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp ngân sách nhà nước và ổn định kinh tế xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn rất hạn chế về quy mô, vốn, công nghệ, trình độ quản lý dẫn đến hạn chế về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Sau đây là các giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn vay.

Tái cơ cấu thị trường tài chính


Thứ nhất, tái cơ cấu thị trường tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho DNTN tiếp cận vốn với lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp; mở rộng áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm DN để tăng cường khả năng cho vay tín chấp cho DN; phát triển hình thức thuê tài chính giúp DNNVV tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn; đẩy nhanh đưa Quỹ phát triển DNNVV vào vận hành, hỗ trợ vốn cho DN. Đồng thời có cơ chế thúc đẩy các Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ở Việt Nam; Chính phủ có cơ chế hợp tác với các Quỹ đầu tư mạo hiểm cùng đầu tư vào các DNNVV đổi mới sáng tạo.

Nâng cao năng lực công nghệ

Thứ hai, nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của DN. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho DN. Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ. khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, thương mại hoá.

Cơ chế tạo điều kiện tốt nhất

Thứ ba, có cơ chế để DNNVV tham gia dự án đầu tư lớn của nhà nước; có cơ chế tạo điều kiện cho DNNVV tham gia thực hiện thí điểm các dự án trong một số lĩnh vực, ngành nghề mà hiện tại chủ yếu do các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện với các điều kiện ưu đãi về nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ như đang áp dụng cho DNNVV.
 
Chính phủ có chính sách quy định tỷ lệ tối thiểu mua sắm của các cơ quan Nhà nước ưu tiên dành cho DNNVV tạo cơ hội mở rộng thị trường cho DNNVV. Chính phủ cần xác định “sản phẩm có khả năng cạnh tranh của DNNVV”. Chính phủ khuyến khích các cơ quan nhà nước áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh hạn chế cho các DNNVV tham gia khi mua sắm sản phẩm này. Nhà thầu là DNNVV được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp theo quy định của Luật Đấu thầu.

Phát triển liên kết

Thứ tư, phát triển liên kết giữa các DNNVV và giữa DNNVV với DN lớn. Chính phủ có chính sách khuyến khích hợp tác giữa các DNNVV theo mô hình cụm, nhóm DN có ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau nhằm phát triển liên kết giữa các DN, tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng và tăng cường năng lực cho DN.

Các giải pháp trên đây cũng chỉ là tạm thời khi khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế. Trong khi đó muốn hội nhập quốc tế thì cần dựa vào năng lực của doanh nghiệp là chính. Vì vậy, nhà nước cần có hỗ trợ thiết thực, kịp thời trong vấn đề này.
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free